Tại sao Đạo gia lại đề cao sự học?

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức Tagged , , ,

Tôi nghĩ, cái vui của người hiểu Đạo là cái vui của việc thấy được nghĩa của từ luôn thay đổi.

Lấy cặp từ đối nghịch “nóng – lạnh” làm ví dụ. Khi ta nói một cái gì đó là “nóng”, ta đã ngầm định rằng nó tốt hơn/nhiều hơn “lạnh”. Nhưng nếu ta tra vấn lại mối quan hệ ngữ nghĩa đó, thì nghĩa của “nóng” và “lạnh” sẽ thay đổi. Khi nghĩa này thay đổi, thì góc nhìn của ta cũng sẽ thay đổi theo. Tương tự với lập luận “ngựa trắng không phải là ngựa”. Khi Công Tôn Long tra vấn lại mối quan hệ giữa “ngựa” và “ngựa trắng”, lật lại cái ngầm định rằng ngựa trắng là ngựa, thì nghĩa của hai từ nay đã bị biến đổi. (Ta cũng có thể nói là nghĩa của từ “là” bị thay đổi cũng được.)

Điều này khác với trò chơi ngôn ngữ của Derrida. Ở đây vẫn là chuyện các từ có nghĩa, và góc nhìn của chủ thể được hình thành bởi nghĩa của từ (the perspective is created by word’s meaning).

Ở phương Tây, cũng cùng thời với Trang Tử, Socrates cũng đã thấy được điều này khi liên tục đặt câu hỏi cho học trò của mình. Từ đó làm thành phương pháp đặt câu hỏi Socratic, cơ sở của việc dạy học và trị liệu tâm lý hiện đại. Nên tôi nghĩ khi ta tra vấn những thứ ta ngầm định, nghĩa của từ bị biến đổi, và góc nhìn của bản thân cũng thay đổi theo (challenging assumption = meaning shifting = perspective changing).

Vì bản chất của ngôn ngữ là nghĩa luôn thay đổi, nếu nhận ra được điều đó thì ta có thể thoải mái dùng ngôn ngữ mà không sợ nó trói buộc mình nữa. Nói như nhà Phật thì là không còn chấp niệm nữa. Lúc đó thì những giận dữ, sợ hãi, kiêu ngạo do bị cố định vào một ý niệm không còn nữa, mà chắc chỉ ngồi nghệch mặt ra cười vì thấy một góc nhìn khác. Khi ta có thể tra vấn lại những thứ ta luôn tin là đúng, thì có khi thấy rằng nhiều khi cái mình cho là sai lại không sai nữa. Nếu sai lại hóa thành không sai, thì thật và ảo sẽ thành một. Nên tôi nghĩ khi Lão Tử nói “danh khả danh phi thường danh”, ông ấy đang nói rằng các từ luôn biến đổi nghĩa không ngừng.

Cũng vì luôn tạo ra được nét nghĩa mới của từ, mà ta sẽ luôn lách vào được những chỗ khó khăn để xử lý. Tôi nghĩ, nói ra bản chất của một thứ gì đó rất dễ, chứ không phải là bất khả đắc, bất khả tư nghị. Ví dụ, ta biết rằng vị chua của cam, quýt và chanh rất khác nhau, nhưng ta chỉ có thể diễn tả chung chung là chua, chứ không nói được gì hơn. Nhưng đó là do kiến thức ngầm rất khó để nói ra mà thôi. Nếu là một nhà nghiên cứu về tính acid của các cây họ cam, họ có thể nói ra được sự khác nhau đó mà vẫn súc tích dễ hiểu. Làm được những điều tưởng như bất khả một cách dễ dàng mới chính là tinh thần vô vi.

Để hiểu cụ thể hơn chuyện đó được xử lý thế nào, xin xem:
  1. Making concrete analogy and big picture
  2. Connections between cognitive linguistics, cognitive psychology, Buddhism and Daoism

Đạo gia với sự học

Năm mầu khiến người mù mắt.
Năm giọng khiến người điếc tai.
Năm mùi khiến người tê lưỡi.
Sải ngựa săn bắn,
Khiến lòng người hoá cuồng.

Đạo gia thường không đề cao kiến thức, vì cho rằng nó làm ta mù mắt, mù tai. Thật ra tôi nghĩ nó lại rất đề cao hiểu biết, chỉ là do vào ngày xưa thì không biết phải diễn tả nó ra sao mà thôi. Cái mù mắt, mù tai đơn giản là hiện tượng mồi (priming). Bạn có thể xem một thí nghiệm về nó ở đây.

Tuy vậy, vẫn có một điều gì đó bí ẩn mà ngay đến cả các học giả nghiên cứu Đạo gia cũng cảm thấy là họ sẽ không bao giờ làm vừa lòng được Trang Tử. Điều này được thể hiện rõ qua bài viết của Alan Jay Levinovitz, Trang Tử: Ngôi nhà cười của tâm trí (Zhuang Zi: A funhouse mirror for the soul):

Mỗi khi nói về Trang Tử, tôi đều cảm thấy không thoải mái, hệt như việc tôi thấy việc đoán ý của bạn mình rồi thay họ nói luôn không được hay cho lắm. Và không phải chỉ có mình tôi là thấy vậy. […] Thầy Trang […] có vẻ đã thiết kế công trình của mình sao cho mọi nỗ lực diễn giải nó đều bị kháng lại. […] Nhà Hán học và dịch giả Burton Watson đã tóm được cái cảm giác này như sau: “Mỗi khi tôi ngồi xuống và cố viết một cái gì đó thật nghiêm túc về Trang Tử, tôi thấy, ở đâu đó phía sau trong đầu mình, Trang Tử đang cười khùng khục với những nỗ lực khiên cưỡng và vô dụng như thế”

Thử hỏi, một người xem Trang Tử là bạn, mà nói cái gì cũng bị cười, thì còn làm gì được nữa?

Trước khi đi tiếp, ta hãy nhắc lại xem Đạo là gì. Theo như tác giả Edward Slingerland trong cuốn Vô vi như là một ẩn dụ tri nhận và lý tưởng tinh thần thời Chiến Quốc, thì với những nhà tư tưởng Trung Quốc thời đó:

Sự tích lũy kiến thức không được hiểu theo kiểu nắm bắt quy luật trừu tượng, mà bằng khả năng đi giữa thế giới tự nhiên và xã hội loài người một cách hoàn toàn tự phát mà vẫn hòa hợp được với trật tự của chúng (hòa hợp được với Đạo).

The culmination of knowledge is understood not in terms of a grasp of abstract principles but rather as an ability to move through the world and human society in a manner that is completely spontaneous and yet still fully in harmony with the normative order of the natural and human worlds—the Dao or “Way.”

Thế nào là “đi lại giữa thế giới”? Lấy ví dụ, bạn thấy nhà cháy to, và bạn cứ xông vào mà cứu người. Điều đó rất nguy hiểm, vì bạn không có đồ bảo hộ, cũng không được huấn luyện như lính cứu hỏa. Tuy nhiên, nhờ trước đó bạn đã biết sơ về nguyên lý cứu người khi xảy ra hỏa hoạn (bò dưới sàn vì khi khói bay ở trên sẽ chừa không khí giàu oxy ở dưới, dùng khăn tẩm nước bịt mũi), mà đột nhiên nỗi sợ của bạn biến mất. Từ việc lửa, khói là một thứ nguy hiểm, chúng giờ chỉ là một trở ngại nhỏ đến mục tiêu của bạn, thậm chí là nơi bạn cảm thấy thân thuộc và an toàn, và bạn “move through the world”.

Phải ghi nhớ được những cái này thì mới đắc đạo được.

Tuy nhiên, để có thể đạt được sự tự phát mà vẫn hòa hợp được với mọi thứ đó, không thể không học hành nghiêm chỉnh. Đây đơn giản là cách bộ não hoạt động. Mà cách bộ não hoạt động cũng chính là một quy luật khách quan. Nếu ta đòi phải bỏ qua bước này, thì cái cảm giác hòa hợp với tự nhiên đó chỉ là cảm giác khoái chí vì mình hiểu được thứ mà người khác không hiểu. Nó sẽ bồi đắp cho sự tự tôn của mình, và điều này rất nguy hiểm, vì nó là thứ Đạo giáo cố gắng loại bỏ.

Nói gì thì nói, đã gọi là giả định ngầm thì không phải cứ muốn lật lại là sẽ lật được. Phải suy tư, phải học hành thì mới làm được. Và người học cũng không cảm thấy gò bó gì ở đó mà chỉ thấy vui khi mình có khả năng đi lại giữa thế giới một cách tự phát mà vẫn hòa hợp được với trật tự của nó. Nghĩa là họ đang vô vi.

Nên quay lại chuyện Trang Tử cười khùng khục, nếu Trang Tử cười những lúc người khác đang tập trung nghiêm túc, thì đơn gin là Trang T sai. Cố gắng làm vừa lòng Trang Tử chỉ càng làm cho Trang Tử thấy mình vẫn còn đang mắc kẹt. Cách tốt nhất là pht lờ và tiếp tc vic đang làm. Hoặc thậm chí là cưi ngưc li Trang T. Chỉ có như vậy mới làm Trang Tử cảm thấy hài lòng. Đó là câu trả lời mà Trang Tử mong ta nhận ra.

Nếu sau khi đọc xong bài này bạn thấy tôi chẳng hiểu gì về Đạo cả, thì bạn có thể đọc bài phản biện của chị Hà Thủy Nguyên Người biết Đạo thì không vui, rồi đọc bài trả lời của tôi ở đây.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3.3 / 5. Số lượt đánh giá: 7

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply