Rắc rối 3: Người ngoài không hiểu bạn

Categorized as Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi, Rắc rối của từ bi Tagged , , , , , ,

Để thuận tiện, ở phần này tôi sẽ đặt tên cho người được từ bi là Megan, và dùng từ “họ” cho người ở ngoài (các phần khác “họ” là để chỉ Megan).

Đây là bạn:

Đây là Megan:

Còn đây là họ:

Trong xkcd thì nhân vật này tên là Danish

Họ còn nhiều ngờ vực

Nếu như bạn ngờ vực bản thân một, thì họ sẽ ngờ vực bạn mười. Với những ai cảm thấy có động lực để trả lời bạn (bạn bè, người thân, nhà tham vấn), họ sẽ dựa vào rắc rối 2 mà cho rằng bạn còn tình cảm. Khi bạn xem sự đẩy ra của Megan là tất nhiên, thì họ sẽ càng không hiểu nổi. Họ sẽ cố lay chuyển bạn, mong bạn tỉnh ra. Họ sẽ thấy vô cùng mâu thuẫn, vì một mặt bạn rất cứng nhắc trong suy nghĩ, nhưng mặt khác lại vô cùng cởi mở và hiểu biết. Họ sẽ thấy bạn rất lạ, vì có vẻ bạn không hề tiếp thu suy nghĩ của họ, nhưng lại rất quan tâm tại sao họ lại không đồng ý. Họ sẽ thấy bạn vô cùng ích kỷ, nhưng lại thấy chưa ai vị tha và dũng cảm bằng bạn.

Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì nếu họ không hiểu thì họ nên đặt câu hỏi, chứ không phải đưa ra kết luận vội vàng như vậy. Bạn muốn xổ toẹt ra điều đó, nhưng một lần nữa bạn sẽ không dám làm. Chừng nào bạn còn cẩn trọng với bản thân mình, thì bạn sẽ còn từ chối nói những gì cần nói. Vả lại, gắt lên để làm gì, khi ưu tiên của bạn là tìm ra điểm sai? Bạn biết chỉ cần bạn nói một câu thôi là họ bị khủng hoảng ngay, nhưng bạn không hào hứng với việc đó.

Bạn sẽ luôn nhường cho họ nói, tránh làm gián đoạn mạch suy nghĩ của họ. Bạn thật sự tò mò với lời nói của họ, mặc dù trong thâm tâm bạn chỉ bực bản thân thêm, vì để họ nói nghĩa là tốn thì giờ của cả hai. Họ không nhận ra một điều là trong khi họ cáo buộc bạn đang áp đặt lên Megan, thì chính họ lại là người áp đặt lên bạn. Khi họ còn chưa tin, thì về cơ bản họ đang cố giết bạn bằng lòng tốt của mình.

Tất nhiên là bạn vẫn sống nhăn. Không những sống nhăn mà còn chỉ cho họ chỗ để giết mình hiệu quả nhất. “Uýnh vào đầu nhiều máu lắm nè. Thọt ở dưới chắc là đau lắm.” Vì bạn đến gặp họ để kiểm tra xem mình có sai chỗ nào không, nên bạn sẽ tìm cách làm cho lập luận của h sắc bén hơn. Với sự thành thực của bạn, đa số mọi người sẽ dần dần bị thuyết phục. Nhưng với những ai có cùng thế giới quan của Megan, họ vẫn sẽ không thể tin, và tìm đủ mọi cách để phủ nhận. Mỗi lần cả hai sắp chạm đến gốc rễ của vấn đề thì họ sẽ tìm cách để nói là không được. Khi bạn chỉ ra những lập luận sai khiến họ không còn cách nào khác và buộc phải nhìn thẳng vào sự thật trước mắt, họ sẽ gào lên và nói bạn điên rồ và hoang đường.

Họ sẽ không nhìn vào bằng chứng, nhưng lại kết luận là bạn không có bằng chứng. Bạn có bịa cái gì đâu? Nếu không tin họ cứ việc tự mình kiểm tra. Sự mâu thuẫn của họ quả là rất hài hước, và những gì bạn nói sẽ bị họ bóp méo đến buồn cười. Dường như với họ, một sự tò mò thuần túy là bất khả. Nếu bạn chưa thể cho mình cái quyền là mình đúng, thì cuộc nói chuyện có thành công hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc họ có tò mò với chuyện của bạn hay không. Mà điều này đơn giản là họ không có.

Họ sẽ nói là hãy để cô tự thấy có nhu cầu nghe bạn, còn không thì hãy để cô tự ngụp lặn cho đến khi nhận ra. Nhưng một lần nữa, bạn không mặc kệ cô vì cho rằng cô không đáng để cứ mãi dằn vặt mình. Có những hệ thống niềm tin sai lạc vượt ra khỏi khả năng xử lý thông tin của não, và nếu như cứ để kệ thì muôn đời cũng không thể thoát ra.

Lệch đường nhất là họ sẽ bảo Megan rất ổn. Tất nhiên, bên ngoài thì ai mà chẳng ổn, nhưng những cái ổn đó chỉ là cách để cô che đậy nỗi sợ của mình. Nếu không khó để thấy sự bất ổn của Megan mà vẫn nói là cô ổn, vậy thì họ đang tự lừa dối mình. Họ thật ra chỉ đang dung dưỡng cho bất ổn của cô, và sự từ bi của họ chưa đủ lớn.

Khi họ chỉ trích bạn, sẽ đôi lúc bạn mỉm cười với họ. Nụ cười này là sự trộn lẫn giữa lo lắng rằng mình đang sai, nhất trí với sự lo lắng của họ, thông cảm với việc họ không thể hiểu được tại sao, bao dung khi họ hoảng hốt, và buồn vì họ không biết đặt mình vào vị trí người khác. Sự xuất hiện của nó sẽ làm họ dừng lại và cân nhắc lời mình nói kỹ hơn. Khi nhìn vào nó, họ sẽ nhận ra là họ đang nghĩ oan cho bạn.

Nhưng nếu nói chuyện qua chat thì họ sẽ không thấy nó. Nó vốn được phát ra một cách tự nhiên, và cần được tiếp nhận một cách tự nhiên. Việc phải diễn tả nó là một điều khá ngớ ngẩn, mặc dù về nguyên tắc bạn có thể làm được, và cần phải làm cho bằng được. Tôi đã thử tìm trong danh sách các emoji mà không có cái nào phù hợp. :) hay ^^ hoàn toàn thất bại trong việc diễn đạt những sắc thái tinh tế của nó. :) chỉ đơn giản nói: “Thôi, mọi chuyện đã quá rõ rồi. Bạn sai, nhưng tôi vẫn muốn giữ sự thân thiện với bạn”. ^^ gần hơn, nhưng nó vẫn chỉ thể hiện là mình muốn mềm mỏng, nhu mỳ, chứ vẫn là không có ý định thay đổi suy nghĩ của bản thân. Trong khi nụ cười từ bi thì cao hơn: “Tuy đúng là tôi chưa thể đồng ý với bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đúng. Tôi luôn mừng khi thấy cái sai của mình, và sẽ rất vui nếu được bạn giúp đỡ”.

Dường như là chỉ khi bạn nói về những tổn thương cô dành cho bạn họ mới nhận ra mình đã quá vội vàng. Nhưng vì với bạn những tổn thương đó là quá hiển nhiên, nên bạn đơn giản là chẳng thấy nó liên quan gì cả. Nhưng với họ, chỉ sau khi biết được bạn đã tiên đoán và chuẩn bị sẵn sàng trước cả khi nó đến ra sao thì mới có thể khiến họ nhận ra mình thực sự chẳng hiểu gì cả, và nên lắng nghe bạn bằng tất cả sự tò mò.

Họ đưa ra lời khuyên sai

Khi đi con đường này, bạn đã có bản đồ để đi rồi. Bạn biết mình đang đi đúng hướng, và bạn sẽ không bao giờ thấy bế tắc. Nhưng vì trên bề mặt bạn luôn từ chối tin vào cái bản đồ đó, nên bạn cần một người nói lại đúng những ý mình đã nghĩ ra. Vấn đề là, họ sẽ chỉ nhìn thấy rắc rối 1 và 2, và kết luận là bạn đang níu kéo họ.

Bạn sẽ thấy rất kỳ lạ khi họ nằng nặc khuyên bạn hãy thể hiện là bạn cần cô, tìm cách khơi gợi tình cảm của cô. Họ sẽ khuyến khích bạn nói nhớ cô, cho cô thấy sự đau khổ của bạn, và nếu bạn không làm thì họ sẽ nói là bạn bướng, là thiếu chân thành. Thật ra đó là vì họ vẫn chỉ thấy là bạn có tình cảm với cô mà thôi, chứ ngay từ đầu bạn đã thấy cố làm cô thấy thương là vớ vẩn rồi. Làm như thế chỉ làm cho hai rắc rối kia thêm rắc rối.

Đáng tiếc cho bạn, là mặc dù biết họ còn mù đường hơn cả bạn, thì với tinh thần không định kiến bạn cũng sẽ lắng nghe họ như thể mình mới là đứa mù đường. Nếu những hiểu biết rời rạc của bạn không đủ vững chắc để chống lại sự biến đổi nghĩa trong quá trình trả lời các chất vấn của họ, thì bạn sẽ luôn thử những hướng đi mà bản đồ trong lòng bạn nói là vô dụng. Dù biết là sẽ thất bại, nhưng cho đến khi nào bạn gom đủ sự dũng cảm để nói rằng lời họ nói không đáng để nghe nữa, thì lời khuyên của họ sẽ cứ nhảy tới nhảy lui trong đầu bạn. Bạn sẽ tặc lưỡi là “chậc, dù sao thì mình cũng là người áp đặt Megan. Thôi thì một điều nhịn chín điều lành, nếu điều này giúp được cô thì cứ xuống nước cho nhanh”. Nên cuối cùng, rắc rối 1 và 2 lại càng thêm rắc rối.

Người có thể giúp không thấy tại sao họ cần giúp

Tại sao bạn lại muốn nhờ tới người thứ ba? Vì họ không xem thường bạn như Megan. Việc nhờ tới sự hỗ trợ của người ngoài để buộc người có định kiến phải nhìn nhận lại suy nghĩ của mình không phải là điều gì xa lạ. Đây là một điều cơ bản trong trong tâm lý học xã hội; ai đã xem phim 12 người đàn ông giận dữ sẽ thấy rõ.

Song song với chuyện xây dựng một cơ sở lý thuyết cho một niềm tin mới cho Megan, thì mục tiêu của bạn còn là làm sao để cô lắng nghe. Vì bạn còn chưa thể nói rằng mình đúng, nên khi bạn nhờ họ bạn cũng không thể nói là cô sai. Mà nếu chưa thể nói ai đúng ai sai, thì một cách tự nhiên thông điệp bạn đưa ra sẽ là nhờ họ giúp mình xác định xem ai đúng ai sai, và nếu họ thấy bạn đúng thì nói cho cô nghe điều đó.

Để thông tin của bạn là khách quan, bạn cần phải trình bày hệ thống quan điểm của Megan ra trước, rồi đưa ra lý do tại sao sai. Nhưng nếu như tư duy của Megan đòi hỏi một nền tảng kiến thức để hiểu, thì sẽ rất vất vả để họ theo kịp. Đằng này, nếu như đến chính Megan còn không thể nhận ra lỗ hổng của mình, thì hẳn là có một điểm lắt léo nào đó vượt qua khỏi tư duy thông thường (nếu không thì Megan cũng đã nhận ra từ lâu). Chính vì thế, mà họ sẽ càng không hiểu nổi. Nhưng có hiểu được nó hay không là mấu chốt để thấy rằng Megan cần trợ giúp.

Vì bạn biết vấn đề này xoắn não hơn bất cứ chủ đề lắt léo nào bạn từng giải thích, nên bạn sẽ tìm cách truyền đạt vấn đề đơn giản và hấp dẫn. Nhưng dù có làm nó hấp dẫn hay đơn giản bao nhiêu, thì với sự lắt léo đó nếu không nghiền ngẫm sẽ không thể hiểu được. Để họ cảm thấy thôi thúc muốn giúp bạn, họ phải rất tin tưởng là thời gian họ bỏ ra là xứng đáng, và sau khi bỏ thời gian ra thì họ thấy niềm tin đó được đền đáp. Đằng này, khi trong đầu bạn còn nhiều rối ren, thì sẽ khó để cho họ thấy nó ích lợi gì cho họ, chứ đừng nói làm họ thấy tâm đắc sâu sắc.

Nếu đã xác định là họ không có thời gian, và chuyện giúp bạn không có quá nhiều lợi ích cho họ, thì cách tốt nhất là to s thân thinkhơi gi lòng trc n của họ. Làm vậy để có sự chú ý ban đầu thì không sao, nhưng dưới sự tác động sai từ những người khác và của rắc rối 2, thì thông điệp chính của bạn sẽ càng bị lùi sâu để nhường chỗ cho việc tạo sự thân thiện và lòng sự trắc ẩn đó. Việc đó sẽ tạo ra n tưng là bạn cũng mong muốn Megan cũng có sự thân thiện và lòng trắc ẩn với bạn, chứ không phải vì bạn có một điều gì đó Megan cần phải có. Ấn tượng đó là không oan, vì ưu tiên của bạn bây giờ là tìm cách để Megan lắng nghe bạn, và bạn sẽ làm điều đó một cách nhiệt thành và chăm chú.

Và kể cả khi họ có những điều không đồng ý với cô, thì họ cũng ngại va chạm. Nếu họ là người không dám đối diện với chính cảm xúc của mình để bảo rằng mình sai, thì họ lại càng không dám đối diện với cảm xúc của cô và bảo rằng cô sai. Kể cả khi họ muốn đối diện với cô, thì họ cũng không biết phải bắt đầu từ đâu để cô cảm thấy dễ nghe chứ không phải cưỡng ép. Lúc này, chuyện đúng hay sai không quan trọng nữa, mà là không có cách tiếp cận nào phù hợp. Muốn tìm được cách tiếp cận phù hợp thì phải đào sâu suy nghĩ. Một lần nữa, sự bận rộn với cuộc sống riêng lại lấn át.

Nói tóm li, đ h có th thy mình cn b tt c mi th đ giúp bn, thì h cn phi b tt c mi th đ tìm hiu. Bn to đng lc đ h tìm hiu bng cái khơi gi lòng trc n, nhưng vic đó li cho thy ý đnh ca bn là đ cô có cm xúc vi bn, ch không phi bn có cái gì đó mà cô cn phi có. Mun cô phi có cm xúc li vi bn là điu khó đt đưc. K c khi h nhn ra h cn tác đng cô, thì h li ngi tác đng vì s tn thương mi quan h vn có gia h và cô.

Nên ở góc nhìn của bạn, bạn sẽ thấy rất kỳ lạ là tại sao họ không lo lắng gì cho cô cả. Họ có sự tin tưởng của cô, nhưng họ lại nói là họ không giúp được bạn. Bạn đâu có cần họ giúp? Người cần giúp là Megan mà? Bạn đồng ý là mình sẽ phải giải thích rõ ràng dễ hiểu, nhưng họ lại chẳng quan tâm gì. Nếu họ nhận giúp, thì họ sẽ nhận một cách miễn cưỡng, rồi sau đó mọi thứ lại rơi vào im lặng. Tất nhiên ai cũng có biết bao chuyện phải lo, nhưng một cuộc nói chuyện thẳn thắng với người bạn thân thiết với mình chỉ mất một buổi cà phê. Thái độ im lặng của họ như thể họ không hề cắn rứt lương tâm khi thờ ơ với của bạn mình. Thậm chí bạn lại thấy họ tiếp tục trò chuyện với Megan như chưa có gì xảy ra.

Nhưng về phía họ, thì lời bạn nói giống như đây là mâu thuẫn cá nhân giữa bạn và Megan, và họ không thấy mình có thể làm được gì trong đây. Họ kỳ vọng mình sẽ giúp ích được gì cho Megan, nhưng họ chỉ thấy bạn toàn nói về chuyện hai người. Nếu đó là chuyện của bạn, thì thôi bạn tự lo đi. Nếu đó là do bạn còn chưa bước ra khỏi quá khứ cũ, thì ai chịu trách nhiệm cho bạn được?

Nếu họ có tò mò hoặc động lòng trắc ẩn, thì họ cũng chỉ quan tâm được một vài phút trước khi bỏ cuộc vì không hiểu nổi vấn đề. Chuyện của bạn vượt quá khả năng hiểu biết của họ. Vài lời chân thành cảm động không đủ sức để bảo vệ não họ. Sự yêu quý họ dành cho bạn không đủ để mong muốn của bạn khả thi hơn. Khi bạn nhìn họ như một QUAN TÒA CÔNG TÂM, thì họ lại tự xem mình như một NHÀ ĐẦU TƯ BẬN RỘN.

Tất cả những chuyện này, một lần nữa, không phải bạn không biết. Nhưng bạn không thể dừng được, vì nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn không được phép tin vào suy nghĩ của mình. Chính nguyên tắc này chi phối toàn bộ mọi hành động và lời nói của bạn, làm cho bạn phải nghe lời nó. Nó đưa bạn đến chuyện cần nghe lời cô nói trong khi bạn không cần nghe, và đưa đến chuyện bạn cần khơi gợi lòng trắc ẩn của họ khi bạn không cần khơi gợi gì cả. Bạn biết mình có một thứ họ sẽ rất quan tâm, nhưng bạn không tài nào đưa thứ đó ra được. Bạn sẽ chịu mọi hiểu lầm, nhưng đó không phải là vì họ có định kiến, mà là vì bạn cương quyết không để mình định kiến. Nếu như bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy, thì nguyên tắc này là ông bà của bạn.

Vì có tâm xả, nên bạn sẽ nghĩ họ có những điều tốt đẹp nhất rồi. Bạn sẽ nghĩ họ sẽ không bỏ cuộc trước mọi khó khăn. Bạn sẽ nghĩ sự tò mò của họ mạnh mẽ hơn nỗi sợ. Nếu sự từ bi của họ là đủ lớn, họ sẽ không thấy va chạm là đáng ngại gì cả. Nếu sự lo lắng cho Megan là đủ mạnh, họ sẽ thấy những khó chịu của cô là một thứ không có thật. Một người bạn thật sự sẽ có những lúc cần can đảm để nói cho bạn mình biết những gì họ cần biết. Họ sẽ không tiếc một tình bạn nếu điều đó tốt cho cô.

Cho tới khi họ thấy giá trị của việc giúp cô là to lớn hơn mọi trở ngại, thì sẽ khó để họ xắn tay vào làm. Cho tới chừng nào bạn xác quyết rằng lời Megan nói không đáng để lắng nghe, thì những thông điệp bạn đưa ra vẫn là muốn cô quan tâm hơn đến bạn. Tất nhiên, nếu Megan chịu lắng nghe bạn thì sẽ rất tốt, vì nó đỡ làm phiền tất cả mọi người. Nhưng cũng vì như thế, họ sẽ thấy không giúp được gì cho bạn cả. Họ sẽ thấy nó không khả thi.

Phần 0, Rắc rối 1, Rắc rối 2

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply