Quả Cầu

Dự án Quả Cầu được lập ra để lan tỏa tinh thần:

  • phản tư với mọi quan điểm của mình
  • trân trọng người khác tuyệt đối
  • tò mò với điều khiến mình sợ hãi
  • dũng cảm cắt đứt điều gây hại

Quả Cầu sẽ làm những gì?

11

Xây dựng một con đường để bạn bè người có niềm tin tiêu cực cùng hỗ trợ họ

Với những người có định kiến hoặc học được rằng tốt nhất là nên từ bỏ nỗ lực để sống tốt hơn, họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi. Liệu có cách nào để những ai quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc toàn diện của họ có thể cùng hợp lực hỗ trợ họ mà không quá gian lao?

2

Xóa bỏ nhiều nhầm lẫn và niềm tin sai trong xã hội

Có những quan niệm tuy ta có thể cảm nhận được sự bất ổn trong nó, nhưng mỗi lần ta định chỉ ra thì vấn đề lại lẩn đi đâu mất. Chúng thấm đẫm trong mọi mặt của đời sống, từ tôn giáo đến thơ ca… Liệu có thể chỉ ra được cái sai của chúng đến nỗi những người nhiệt thành với chúng nhất cũng phải thốt lên rằng “ồ cảm ơn, tôi ước gì mình có thể diễn đạt điều đó hay đến như vậy”?

3

Hiểu được cơ chế của sự hiểu lầm và biến nghĩa

Tại sao sự an toàn, cần thiết và thú vị lại đôi lúc không trình diện ra như là an toàn, cần thiết và thú vị trong mắt người nhìn? Tại sao những quan niệm rất nhân văn lại đôi lúc bị đảo nghĩa trong quá trình sử dụng? Tại sao với mỗi một lời khuyên lại có một lời khuyên ngược lại? Liệu có thể đưa ra được một cách lý giải vừa mạnh mẽ vừa trực quan để tất cả mọi người cùng sử dụng?

Độc giả Quả Cầu nói gì?

Lương Thế Huy

Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)

Khung lý thuyết learned helplessness có liên quan tới công việc mà tôi đang làm với các nhóm cộng đồng thiểu số. Chỉ cách đây chừng 10 năm, người LGBT không thể tin rằng việc bộc lộ bản thân có thể là một việc phổ biến và an toàn, được cộng đồng và xã hội ủng hộ. Góp phần vào sự thay đổi cục diện ấy, là quá trình mà cả người LGBT lẫn toàn xã hội đã rũ bỏ bớt những niềm tin cố hữu của họ về những khả thể của con người. Đây chính là ví dụ của sự bất lực học được, và cũng là ví dụ cho điều đối nghịch của nó, niềm hy vọng học được. Đây là điều mà tôi sẽ hướng đến để tiếp tục tạo nên những sự thay đổi tích cực trong tương lai.

Nguyễn Hoài Vân

Dịch giả logic hiện tại sinh động của Trần Đức Thảo

Tôi thấy bài “Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý” tạo cho tôi một ngạc nhiên thích thú. Nếu “borderline” là một sự khuếch đại của một trạng thái tâm linh mà chúng ta đều có, thì cái “nhân sinh” ấy chắc chắn phải được đề cập đến bởi những người có cái nhìn sắc bén như Đạo Gia. Những thí dụ anh đề ra rất hay. Điều tôi muốn thêm, là đề nghị các thân hữu trên trang này vào đọc kỹ, và nhớ đọc thêm bài “Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định”. Mong được nhiều người hưởng ứng, đặc biệt là những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Lê Thanh Vy

Giảng viên Khoa Văn học, trường ĐH KHXHu0026amp;NV – ĐHQG HCM

Rất ấn tượng với dự án của em – kết nối các ngành học thuật, từ lâu rồi thế giới không có một chuyên gia uyên bác bao quát hết các lĩnh vực tri thức 🙂 Quá tải thì chắc em cũng đã hình dung và đoán trước được (trong kế hoạch), vì chị thấy cày 1 lĩnh vực chuyên môn của mình đã đuối muốn chết, huống chi ôm hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, nỗ lực của em giá trị ở chỗ: em xác định bằng hành động rằng nếu một cá nhân thực sự nỗ lực làm thì sẽ ra sao (hay sự không được mà nhiều học giả nói trước đây chỉ là một dự đoán, tiên nghiệm, do hạn chế năng lực và ngụy biện là chính)

Nguyễn Phương Loan

Trưởng ban phi hư cấu công ty sách Nhã Nam

Chị quá là thích em… mối nhân duyên từ trời rơi xuống

Khảo sát nhanh

Khảo sát độc giả Quả Cầu (ngắn)
Bạn sẽ tự giới thiệu bản thân là người thế nào?